N1 LÀ MÃI MÃI
N1 is the only one

Join the forum, it's quick and easy

N1 LÀ MÃI MÃI
N1 is the only one
N1 LÀ MÃI MÃI
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
N1 LÀ MÃI MÃI

N1 không đặc biệt nhưng là duy nhất, không đoàn kết bởi vì chỉ là 1, không đẹp nhưng cực kì dễ thương, không chuyên môn gì cả nhưng giỏi đều...........................N1 là mãi mãi

Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Keywords

truyen  cuoi  

Latest topics
» tam piet
NHỮNG BÀI THAM KHẢO CHO BÁO TƯỜNG EmptySun Oct 28, 2012 12:46 pm by meisac

» CON CÁ NÀY MẤT NẾT GHÊ NƠI
NHỮNG BÀI THAM KHẢO CHO BÁO TƯỜNG EmptySun May 13, 2012 9:00 pm by Admin

» Lưng chừng Gió...
NHỮNG BÀI THAM KHẢO CHO BÁO TƯỜNG EmptyThu May 10, 2012 8:56 pm by Admin

» seri ảnh....10N1 nà pà kon cô bác......hố hố........
NHỮNG BÀI THAM KHẢO CHO BÁO TƯỜNG EmptyMon May 07, 2012 10:23 pm by Admin

» DÀNH CHO MẤY BÉ ĐANG TUỔI YÊU
NHỮNG BÀI THAM KHẢO CHO BÁO TƯỜNG EmptyMon May 07, 2012 10:22 pm by Admin

» Say goodbye...!
NHỮNG BÀI THAM KHẢO CHO BÁO TƯỜNG EmptyMon May 07, 2012 8:52 pm by Sella

» Khúc cầu hồn!
NHỮNG BÀI THAM KHẢO CHO BÁO TƯỜNG EmptyMon May 07, 2012 8:41 pm by Sella

» NGUOI DAN ONG THAT SU YEU EM........
NHỮNG BÀI THAM KHẢO CHO BÁO TƯỜNG EmptyFri Dec 30, 2011 7:58 pm by violet

» Truyện cười-Câu chuyện gia đình nhà tiến sỹ......
NHỮNG BÀI THAM KHẢO CHO BÁO TƯỜNG EmptyWed Dec 28, 2011 8:19 pm by xxx

May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Calendar Calendar

Affiliates
free forum


You are not connected. Please login or register

NHỮNG BÀI THAM KHẢO CHO BÁO TƯỜNG

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

1NHỮNG BÀI THAM KHẢO CHO BÁO TƯỜNG Empty NHỮNG BÀI THAM KHẢO CHO BÁO TƯỜNG Tue Nov 08, 2011 12:07 pm

Admin

Admin
ĐẠI CA ADMIN
ĐẠI CA ADMIN

Quay
tới quay lui, lại một mùa 20/11 nữa về.
Từ giảng đường thênh thang bâng khuâng nhìn lại mái trường xưa... Cuộc
đời em là mười hai mùa 20/11, 12 mùa mưa nắng, 12 mùa buồn vui.. còn
thầy chỉ là cả đời đưa đò.. thầm lặng..
Em biết khóc, biết cười trước những cảnh đời.. biết đứng lên khi té
ngã.. biết nhặt lấy cây gai trên đường để bảo vệ bàn chân những người đi
sau.
Em biết thế nào là hy sinh, thế nào là cuộc sống.. biết yêu gia đình và
yêu quê hương..
Thầy dạy em biết quý thời gian, trọ


Quay tới quay lui, lại một mùa 20/11 nữa về.
Từ giảng đường thênh thang bâng khuâng nhìn lại mái trường xưa... Cuộc
đời em là mười hai mùa 20/11, 12 mùa mưa nắng, 12 mùa buồn vui.. còn
thầy chỉ là cả đời đưa đò.. thầm lặng..

Em biết khóc, biết cười trước những cảnh đời.. biết đứng lên khi té
ngã.. biết nhặt lấy cây gai trên đường để bảo vệ bàn chân những người đi
sau.
Em biết thế nào là hy sinh, thế nào là cuộc sống.. biết yêu gia đình và yêu quê hương..
Thầy dạy em biết quý thời gian, trọng chữ tín, biết giữ lòng trong sạch.. để ngẩn cao đầu với bạn bè..

Cuộc đời thầy đưa biết bao nguời qua dòng sông tri thức..
Dòng sông vẫn cứ êm trôi.. tóc thầy bạc đi, mắt thầy nheo lại nhưng vẫn
luôn vững tay chèo và hết lòng vì thế hệ trẻ.. bao nhiêu người khách đã
sang sông ? bao nhiêu khát vọng đã vào bờ ? bao nhiêu ước mơ thành sự
thực.. ? Có mấy ai sang bờ biết ngoái đầu nhìn lại thầy ơi..

Xin
dành riêng nơi đây để chúng em nhìn lại dòng sông xưa, nhìn lại thầy,
nhìn lại chính bản thân mình. Và gởi tới thầy cô lời biết ơn trân trọng
nhất.








Thầy! Tiếng gọi ấy sao mà thiêng liêng, tiếng gọi
ấy sao cứ ngân vang đến vô bờ… Sáng tinh khôi, tôi bước ngược dòng
người, trong dòng vội vã ấy không biết có bao người nôn nao với mái
trường xưa, ai bỗng nhớ ngày Nhà Giáo Việt Nam đang về trên từng ô cửa
lớp…







“Khi thầy viết bài bụi phấn rơi rơi/ Có hạt bụi nào rơi trên bục giảng, có hạt bụi nào rơi trên tóc thầy…"







Bài hát như nhịp vỗ thời gian đập sóng vào ký ức…







Chỉ ngày mai nữa thôi sẽ đến Tết Thầy Cô. Bỗng dưng tôi thấy lòng
mình vui lạ. Nửa khấp khởi như ngày trẻ thơ nhưng nay băn khoăn trước
bộn bề công việc, sợ không kịp trở về với Thầy cũ trường xưa. Nửa nôn
nao bồi hồi, bởi đêm qua mình như lắng nghe kỷ niệm đọng lại đâu đây
mang hình giọt nhớ… nhớ ngày 20.11 trong suốt một quãng đời cắp sách
đến trường mà tôi đã quá yêu thương.







Thầy! Tiếng gọi ấy sao mà thiêng liêng, tiếng gọi ấy sao cứ ngân vang
đến vô bờ. Và tiếng gọi ấy như thắm đượm từ thuở mình tập đánh vần để
nhìn mặt, gọi tên từng con chữ. Ngày ngồi giữa đám đông bạn bè, ê a bài
học đầu tiên với người thầy đầu tiên trong đời chắc ai cũng nhớ. Ngẫm
lại một thời chợt thấy mình nao nao trong dạ…







Sáng tinh khôi, tôi bước ngược dòng người. Nơi có những gương mặt tôi
không biết tên và không kịp định tuổi, chắc chắn trong những người ấy có
nhiều người đã từng làm đứa học trò và cũng nhiều người làm thầy đang
vội vã đến trường cho kịp giờ đứng trên bục giảng. Trong dòng vội vã ấy,
không biết có bao người nôn nao với mái trường xưa, ai bỗng nhớ ngày
Nhà Giáo Việt Nam đang về trên từng ô cửa lớp…







Câu nói của đức Khổng Tử “Tiên học Lễ, hậu học Văn”, hay câu nói ngàn
xưa “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” nơi cổng trường như vẫn còn đọng lại
với thời gian, đọng lại bên trang sách. Buồn thay, thế hệ học trò bây
giờ cảm xúc về ngày Tết Thầy như chạm dần vào sự nhợt lạt. Em tôi và
những bạn bè cùng trang lứa không hình dung được ngày 20.11 bắt đầu từ
đâu, và việc đi chúc mừng Tết Thầy cũng chỉ thể hiện trách nhiệm đối với
sự phân chia của lớp... Thời chúng tôi, quà cho thầy là những bông hoa
hồng, những cành lan tím hay những cánh hoa dại lung linh… Thế nhưng nơi
lớp học em tôi bây giờ đã khác, món quà được định lượng bằng những
phong bì lạnh ngắt đến vô hồn.







Ngày xưa, thầy Chu Văn An khắc chữ Nhân vào lòng bàn tay người học trò,
nét chữ ấy trong lòng bàn tay đứa con của thủy thần như đậm mãi. Ngày
nay, những câu chuyện giữa Thầy – Trò trong môi trường học đường thật
đến khó tin mà ai cũng biết. “Cô giáo như Mẹ hiền…” – Câu hát ấy ai cũng
nghe, nghe mà chạnh lòng bởi những người “mẹ hiền” ấy ngược đãi với
những đứa con của mình. Học trò chưa kịp đóng tiền học phí, cô giáo phạt
đứng ngoài nắng. Học trò nghịch vẽ phấn trắng lên ghế, cô giáo bắt phải
liếm bằng sạch hết những hạt bụi phấn kia. Học trò mắc phải sai lầm nào
đấy, thầy bắt đứng trước cửa lớp, đợi bất kì ai đó ngang qua chắp tay
lạy một cái… Gần đây, có trường hợp một cô giáo ở Q.6 TP.HCM bắt học trò
thụt dầu đến ngất xỉu. Buồn biết bao khi những chuyện ấy diễn ra ở
chốn học đường thiêng liêng, nơi người ta đến để cho và nhận tri thức
làm người.







Không chỉ Học trò trở thành nạn nhân, ngược lại không ít thầy cô cũng là
nạn nhân của học trò. Chuyện hành hung thầy cô trước cổng trường, hay
những cuộc trả thù có cả máu và nước mắt với những hậu quả thương tâm,
sự hối hận muộn mằn… Tất cả không còn xa lạ với cuộc sống xã hội ngày
nay nữa. Nhưng một khi mọi người trong xã hội vẫn thấy như chính mình bị
tổn thương trước những hình ảnh như vậy tức là tình thầy trò lắng sâu
chưa bị hoen ố.







Có câu chuyện từ trang sách văn học Nga kể rằng, một người học trò thành
đạt đã quên cô giáo năm xưa nhưng cô vẫn dõi theo những thành công của
anh, vẫn mua cuốn sách của đứa học trò cũ viết ra và trở thành độc
giả. Trong cuộc gặp gỡ tình cờ, người học trò thảng thốt nhận ra đứa con
tinh thần của mình trong trái tim cô giáo, anh vẫn xin được ký vào cuốn
sách ấy dòng chữ để tặng cô dẫu có muộn mằn. Câu chuyện như neo lại một
niềm tin ấm áp và trong trẻo đến vô cùng.







Mấy ngàn năm rồi lớp lớp học trò vẫn đặt hai chữ Tôn sư bên cạnh hai chữ
Trọng đạo như khắc tạc một niềm tri ân. Với tôi, nếu được vẽ hai bức
tranh cho ngày Lễ Thầy Cô. Một sẽ là chân dung Khổng Tử và 3000 học trò,
dù sao dẫu ai bại ai thành cũng lớn lên từ một chữ Nhân. Một sẽ là cô
bé Antưnai ngây thơ đứng giữa trời cao lộng gió, bên hai cây thông ngàn
đời rì rào gợi nhớ hình dáng người thầy đầu tiên.







Có ai đó đã ví người thầy như người chèo đò và những đứa học trò là
khách qua sông. Một mai bến vắng, khách sang sông rồi con đò vẫn như xưa
miệt mài giữa đôi bờ đưa bao thế hệ đi ngang dòng sông tri thức, để
viết tên mình thành chữ NGƯỜI viết hoa, để khách sang sông rồi đã bao
lần ngoảnh lại







"... Qua sông ngoảnh lại thương đò



Xa thầy nỗi nhớ của trò nao nao…"







Bây giờ, giảng đường xa rồi. Tôi bâng khuâng xếp lại chuỗi kỷ niệm và cất tiếng gọi: “Thầy ơi!” như đang tìm về nơi bến cũ…























[You must be registered and logged in to see this link.]









Cha mẹ thì nuôi dưỡng ta suốt cả cuộc đời
không có gì phải bàn thêm. Riêng trong cuộc đời của từng người, có khi
hình ảnh người thầy chỉ lướt qua giây lát, hoặc có khi lại gắn bó theo
suốt nhiều năm dài. Lúc còn học phổ thông Lemon có một người thầy khá
đặc biệt: thầy cũng là người đã từng dạy ba của Lemon. Hihi, thầy rất
khó tính nhưng đặc biệt khá "ưu ái" Lemon. Mỗi khi có việc gì nhắc đến
Lemon, thầy hay đệm thêm: "Ba em này cũng là học trò tui...". Nghe vui
thật là vui!
NHỮNG BÀI THAM KHẢO CHO BÁO TƯỜNG Smiley

Các
thầy cô ở phổ thông thì thường gắn bó với học sinh của mình hơn ở môi
trường đại học. Lý do có lẽ vì số lượng học sinh trong từng lớp khá ít
(tối đa chừng 50...mạng) và có khoảng thời gian dài cả lớp gắn bó với
nhau (thường là từ lớp 10-12). Lemon vẫn tranh thủ về thăm các thầy cô
cũ lúc còn dạy ở phổ thông và gắn bó với các thầy cô tới bây giờ. Lemon
để ý thấy các thầy cô rất vui khi nhận ra học trò cũ của mình trở về
thăm hoặc chỉ đơn giản là một lời chào hỏi các thầy cô khi bất chợt gặp
trên đường.
NHỮNG BÀI THAM KHẢO CHO BÁO TƯỜNG Smiley

Trên
giảng đường đại học thì lại mang một phong cách khác. Thường khi trong
ngày Nhà giáo, các bạn sinh viên hay tranh thủ kết thúc tiết học sớm
bằng mọi trò "quỷ ma" của mình rồi sau đó xung phong tặng các thầy cô
những món quà nho nhỏ, những bài hát viết về thầy cô mà thường là phải
hát "nhỏ" không để các thầy giám thị bắt gặp. NHỮNG BÀI THAM KHẢO CHO BÁO TƯỜNG Smiley
Do đặc thù trường Lemon học theo học chế tín chỉ cộng với số sinh viên
quá đông (gần 30.000) nên các thầy cô không tài nào nhớ hết mặt các sinh
viên chỉ trừ vài gương mặt tiêu biểu (có Lemon trong đó).
NHỮNG BÀI THAM KHẢO CHO BÁO TƯỜNG Smiley


những thầy cô ngoài công việc giảng dạy của mình còn ngày đêm âm thầm
giúp đỡ các sinh viên gặp hoàn cảnh khó khăn. Tấm lòng của các thầy cô
thật đáng quí mà chỉ những sinh viên may mắn nhận được mới hiểu hết được
giá trị và ý nghĩa của nó. Đúng ra Lemon phải ra trường trễ 1 năm vì
những "rắc rối" không đáng có với phòng Đào tạo của trường nhưng nhờ sự
giúp đỡ thầm lặng của một cô giáo mà đến giờ này Lemon vẫn chưa được gặp
mặt nên chỉ phải trễ có nửa năm. Chắc là cô cũng không biết sự giúp đỡ của cô mang lại cho Lemon một sức mạnh và niềm tin to lớn như thế nào trước những cảnh "oái oăm" đầy ra đó giữa cuộc sống xô bồ tấp nập ở cái thành phố này.
NHỮNG BÀI THAM KHẢO CHO BÁO TƯỜNG Smiley

Những
người bạn của Lemon giờ cũng là thầy cô giáo không biết có biết rằng
các bạn ấy đã chọn và theo đuổi một con đường thật sự gian nan mà thật
vô cùng cao quí không?
NHỮNG BÀI THAM KHẢO CHO BÁO TƯỜNG Smiley


ai đó hỏi "Hạnh phúc là gì?". Với Lemon, trong ngày này (20/11/2006),
hạnh phúc chính là được có một người thầy/cô để mình nhớ đến và tin rằng
tình cảm thầy trò cao đẹp vẫn hiện diện trong cuộc đời ngày càng nặng
về vật chất này.NHỮNG BÀI THAM KHẢO CHO BÁO TƯỜNG Smiley

Xin
chúc cho tất cả các thầy cô giáo, bạn bè thân thuộc của Lemon trong
ngành giáo dục có một ngày tôn vinh đúng nghĩa và nhận thật nhiều niềm
vui bất ngờ trong ngày này.

















Khi Hasan, một nhà hiền triết Hồi giáo sắp qua đời, có người hỏi
ông: "Thưa Hasan, ai là thầy của ngài?"

Hasan đáp: "Những người thầy của ta nhiều vô kể. Nếu điểm lại tên
tuổi của các vị ấy hẳn sẽ mất hàng tháng, hàng năm, và như thế lại
quá trễ vì thời gian của ta còn rất ít. Nhưng ta có thể kể về ba
người thầy sau của ta.

Người đầu tiên là một tên trộm. Có một lần ta đi lạc trong sa mạc,
khi ta tìm đến được một khu làng thì trời đã rất khuya, mọi nhà đều
đi ngủ cả. Nhưng cuối cùng ta cũng tìm thấy một người, ông ta đang
khoét vách một căn nhà trong làng. Ta hỏi ông ta xem có thể tá túc ở
đâu, ông ta trả lời: "Khuya khoắt thế này thật khó tìm chỗ nghỉ
chân, ông có thể đến ở chỗ tôi nếu ông không ngại ở chung với một
tên trộm."

Người đàn ông ấy thật tuyệt vời. Ta đã nán lại đấy hẳn một tháng! Cứ
mỗi đêm ông ta lại bảo: "Tôi đi làm đây. Ông ở nhà và cầu nguyện cho
tôi nhé!" Mỗi khi ông ta trở về ta đều hỏi: "Có trộm được gì không?"
và ông ta đều đáp: "Hôm nay thì chưa, nhưng ngày mai tôi sẽ cố, có
thể lắm chứ". Ta chưa bao giờ thấy ông ta trong tình trạng tuyệt
vọng, ông ta luôn hạnh phúc.

Có lần ta đã suy ngẫm và suy ngẫm trong nhiều năm ròng để rồi không
ngộ ra được một chân lý nào. Ta đã rơi vào tình trạng tuyệt vọng,
tuyệt vọng đến nỗi ta nghĩ mình phải chấm dứt tất cả những điều vô
nghĩa này. Ngay sau đấy ta chợt nhớ đến tên trộm, kẻ hằng đêm vẫn
quả quyết: "Ngày mai tôi sẽ làm được, có thể lắm chứ!"

Người thầy thứ hai là một con chó. Khi ta ra bờ sông uống nước, có
một con chó xuất hiện. Nó cũng khát nước. Nhưng khi nhìn xuống dòng
sông, nó thấy cái bóng của mình nhưng lại tưởng đó là một con chó
khác. Hoảng sợ, nó tru lên và bỏ chạy. Nhưng rồi khát quá nó bèn
quay trở lại. Cuối cùng, mặc nỗi sợ hãi trong lòng, nó nhảy xuống
sông và cái bóng biến mất. Ta hiểu đây là một thông điệp đã được gửi
đến cho ta: con người phải biết chiến thắng nỗi sợ trong lòng bằng
hành động.

Người thầy cuối cùng là một đứa bé. Ta đến một thành phố nọ và thấy
một đứa bé trên tay cầm một cây nến dã thắp sáng để đặt trong đền
thờ. Ta hỏi đứa bé: "Con tự thắp cây nến này phải không?" Đứa bé
đáp: "Thưa phải." Đoạn ta hỏi: "Lúc nãy nến chưa thắp sáng, nhưng
chỉ một thoáng sau đã cháy sáng. Vậy con có biết ánh sáng từ đâu đến
không?"

Đứa bé cười to, thổi phụt ngọn nến và nói: "Ngài thấy ánh sáng đã
biến mất, vậy ngài bảo ánh sáng đã đi đâu?"

Cái tôi ngạo nghễ của ta hoàn toàn sụp đổ, pho kiến thức kim cổ của
ta cũng sụp đổ theo. Lúc ấy ta nghiệm ra sự dốt nát của bản thân. Và
từ đó ta vất đi tất cả những tự hào về kiến thức của mình.

Đúng là có thể nói ta không có một ai là thầy, nhưng điều này không
có nghĩa ta không phải là một học trò. Ta xem vạn vật là thầy. Tinh
thần học hỏi của ta luôn rộng mở hơn tất cả các người. Ta học hỏi từ
tất cả mọi vật, từ cành cây ngọn cỏ đến đám mây trên trời kia. Ta
không có một người thầy vì ta có hàng triệu triệu người thầy mà ta
đã học được mỗi khi có thể. Điều thiết yếu trong cuộc sống là luôn
làm một học trò. Điều này có nghĩa là gì? Nghĩa là có khả năng học
hỏi, luôn sẵn sàng học để biết chấp nhận ý nghĩa của vạn vật.







CÁC BẠN CÒN CÓ THỂ TỰ NÓI LÊN CẢM XÚC THẬT CỦA MÌNH, KHÔNG CẦN PHẢI THEO SÁCH VỞ J CẢ.................

https://n1-theonlyone.forumvi.com

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết