Bạn may mắn đậu vào trường phổ thông như ý muốn. Bạn tự tin khi mọi người nhắc tới. Thế nhưng, mọi chuyện bắt đầu thay đổi...
Bạn luôn cảm thấy mình thua kém các
bạn trong lớp, cảm giác đó khiến bạn mất dần sự tự tin và trở nên mờ
nhạt, không dám thể hiện mình. Vậy đã bao giờ bạn tìm hiểu lý do và
cách khắc phục điều đó chưa?
Tự ti vì đầu vào
Mặc
dù điểm đầu vào của ai cũng đều trên điểm sàn nhà trường đưa ra nhưng
trong lớp vẫn có sự chênh lệch giữa các thành viên. Chẳng hạn, bạn được
50 điểm, bằng với điểm sàn, nhưng hầu hết các bạn trên lớp đều từ 52
điểm trở lên. Bạn thấy mình không bằng họ nên mỗi lần muốn xung phong
trả bài, bạn lại sợ mình trả lời sai hay bị các bạn chú ý. Mang tư
tưởng đó nên không ít bạn đang đánh mất sự tự tin cũng như khả năng học
tập của mình.
Chưa thích ứng được với môi trường mới
Đây
không phải là vấn đề hiếm gặp đối với nhiều bạn. Mặc dù chuyển từ cấp 2
lên cấp 3 không có nhiều khác biệt như từ phổ thông lên đại học nhưng
nếu bạn không thích ứng được với môi trường mới thì bạn cũng sẽ bị "tụt
hậu" nhanh chóng. Cấp 3 đồng nghĩa với việc bạn phải học tập nghiêm túc
hơn, định hướng hơn vì trước mắt là kì thi đại học đang chờ. Tuy vậy,
nhiều bạn vẫn quen với cung cách vừa học vừa chơi nên hiệu quả thu lại
không nhiều, dẫn tới chán nản, học hành sút kém.
"Bận học" mà vẫn học dốt
Nghe
có vẻ ngược đời nhưng rất nhiều bạn rơi vào tình trạng mất cân bằng
cũng vì "bận học". "Bận học" ở đây chính là học thêm, học gia sư, học
nhóm quá nhiều! Ngoài thời gian học ở trường, các bạn ấy khi học thêm
khắp nơi, đủ các môn thi mà quên mất ngoài việc học còn phải có thời
gian nghỉ ngơi, làm bài tập về nhà. Quá bận bịu dẫn tới tâm trạng mệt
mỏi, không còn hứng thú với việc học như bình thường.
Áp lực luôn là gánh nặng
Sự
kì vọng của cha mẹ, thầy cô ngoài việc là động lực giúp teen cố gắng
học thì có khi nó lại chính là gánh nặng khiến các bạn luôn phải gồng
lưng để đạt được.
Giỏi rồi thì không cần cố gắng
Đã
bao giờ bạn tự cho mình là học sinh giỏi chưa? Nếu rồi thì bỏ ngay suy
nghĩ ấy đi nhé. Bởi "núi cao còn có núi cao hơn". Tự mãn với thành tích
hiện tại chính là cách nhanh nhất "giết chết" khát vọng, cố gắng vươn
lên của bạn. Đôi khi, chính vì lý do này mà sức học của bạn kém đi. Chỉ
tới khi có dịp cọ xát với bạn bè thì mới nhận ra là đã quá muộn. Vậy
bạn hãy sửa đổi ngay từ bây giờ nhé.
Hãy
sửa đổi ngay từ bây giờ. Học theo cách riêng của mình và đừng nhìn vào
điểm số của ai để so sánh cũng như đừng đặt nặng vấn đề điểm số. Những
điều đó chỉ càng khiến bạn bị nhụt trí hơn mà thôi
Bạn luôn cảm thấy mình thua kém các
bạn trong lớp, cảm giác đó khiến bạn mất dần sự tự tin và trở nên mờ
nhạt, không dám thể hiện mình. Vậy đã bao giờ bạn tìm hiểu lý do và
cách khắc phục điều đó chưa?
Tự ti vì đầu vào
Mặc
dù điểm đầu vào của ai cũng đều trên điểm sàn nhà trường đưa ra nhưng
trong lớp vẫn có sự chênh lệch giữa các thành viên. Chẳng hạn, bạn được
50 điểm, bằng với điểm sàn, nhưng hầu hết các bạn trên lớp đều từ 52
điểm trở lên. Bạn thấy mình không bằng họ nên mỗi lần muốn xung phong
trả bài, bạn lại sợ mình trả lời sai hay bị các bạn chú ý. Mang tư
tưởng đó nên không ít bạn đang đánh mất sự tự tin cũng như khả năng học
tập của mình.
Chưa thích ứng được với môi trường mới
Đây
không phải là vấn đề hiếm gặp đối với nhiều bạn. Mặc dù chuyển từ cấp 2
lên cấp 3 không có nhiều khác biệt như từ phổ thông lên đại học nhưng
nếu bạn không thích ứng được với môi trường mới thì bạn cũng sẽ bị "tụt
hậu" nhanh chóng. Cấp 3 đồng nghĩa với việc bạn phải học tập nghiêm túc
hơn, định hướng hơn vì trước mắt là kì thi đại học đang chờ. Tuy vậy,
nhiều bạn vẫn quen với cung cách vừa học vừa chơi nên hiệu quả thu lại
không nhiều, dẫn tới chán nản, học hành sút kém.
"Bận học" mà vẫn học dốt
Nghe
có vẻ ngược đời nhưng rất nhiều bạn rơi vào tình trạng mất cân bằng
cũng vì "bận học". "Bận học" ở đây chính là học thêm, học gia sư, học
nhóm quá nhiều! Ngoài thời gian học ở trường, các bạn ấy khi học thêm
khắp nơi, đủ các môn thi mà quên mất ngoài việc học còn phải có thời
gian nghỉ ngơi, làm bài tập về nhà. Quá bận bịu dẫn tới tâm trạng mệt
mỏi, không còn hứng thú với việc học như bình thường.
Áp lực luôn là gánh nặng
Sự
kì vọng của cha mẹ, thầy cô ngoài việc là động lực giúp teen cố gắng
học thì có khi nó lại chính là gánh nặng khiến các bạn luôn phải gồng
lưng để đạt được.
Giỏi rồi thì không cần cố gắng
Đã
bao giờ bạn tự cho mình là học sinh giỏi chưa? Nếu rồi thì bỏ ngay suy
nghĩ ấy đi nhé. Bởi "núi cao còn có núi cao hơn". Tự mãn với thành tích
hiện tại chính là cách nhanh nhất "giết chết" khát vọng, cố gắng vươn
lên của bạn. Đôi khi, chính vì lý do này mà sức học của bạn kém đi. Chỉ
tới khi có dịp cọ xát với bạn bè thì mới nhận ra là đã quá muộn. Vậy
bạn hãy sửa đổi ngay từ bây giờ nhé.
Hãy
sửa đổi ngay từ bây giờ. Học theo cách riêng của mình và đừng nhìn vào
điểm số của ai để so sánh cũng như đừng đặt nặng vấn đề điểm số. Những
điều đó chỉ càng khiến bạn bị nhụt trí hơn mà thôi